• Vấn đề bản quyền
  • LIÊN HỆ
Thứ Tư, Tháng Sáu 29, 2022
  • Login
  • TIN TỨC
  • ĐIỂM ĐẾN
    • TRẢI NGHIỆM
    • CẨM NANG DU LICH
  • DI TÍCH
    • ĐÌNH LÀNG
    • CHÙA
    • ĐỀN
    • BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
  • LỄ HỘI
  • ẨM THỰC
  • LÀNG NGHỀ
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
  • TIN TỨC
  • ĐIỂM ĐẾN
    • TRẢI NGHIỆM
    • CẨM NANG DU LICH
  • DI TÍCH
    • ĐÌNH LÀNG
    • CHÙA
    • ĐỀN
    • BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
  • LỄ HỘI
  • ẨM THỰC
  • LÀNG NGHỀ
  • LIÊN HỆ
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Bắc Giang

Bắc Giang : Hội Đả cầu Lương Phong

15 Tháng Chín, 2021
in Bắc Giang, LỄ HỘI
0
Bắc Giang : Hội Đả cầu Lương Phong
0
SHARES
11
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Có thểbạn quan tâm

địa chỉ ăn tôm hùm ở hà nội

Quán ăn nào ngon ở Phú Quốc khi du lịch tại đây

các món ăn vặt ngon mùa đông ở hà nội

Những quán cà phê đẹp ở Đà Lạt trên cao view đẹp cực chất

(Cinet)-Lương Phong là một làng cổ thuộc huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang.  Dân cư ở đây  làm nghề ruộng trồng lúa nước là chính. Sau một năm làm ăn vất vả, sau những ngày vui Tết đón xuân, người dân Lương Phong lại tổ chức hội lệ vào ngày mồng 9 tháng Giêng âm lịch. Hội Lương Phong tổ chức rất to ở đình Câu, chùa Khánh, các nghè, lăng họ Trần và đền Giếng Thuỷ Thần. Đó là một không gian hội khá rộng, trải khắp địa bàn xã Lương Phong cũ, nhưng khu vực chính vẫn là đình Câu.

Đình Câu là ngôi đình có quy mô lớn, nằm ở trên đỉnh đồi Đình, giữa làng Chớp. Ngôi đình này được xây dựng lớn vào thời Lê Trung Hưng ( thế kỷ XIII ) do sự  hưng công của gia đình viên quan thời Lê, tước quận công Trần Đình Ngọc cùng với sự công đức của bà con làng xã. Trong đình thờ các vị thành hoàng của làng.

Chuẩn bị vào hội , dân xã cho người của hai giáp Đông – Đoài dọn dẹp bãi hội, định chỗ đả cầu, bốc cầu, làm sới vật, cắm cờ dựng phướn….Cai đám và các vị Câu đương được bầu ra lo việc cho dân. Các vị này trong ngày mồng 6 tháng Giêng phải đem lễ vật xôi, gà ra đình tế lễ rồi rước cầu lớn, cầu bé đặt thờ dưới nồi hương ở đình để chuẩn bị vào hội.

Hội đình Câu được mọi nơi biết đến bởi trong ngày hội có tổ chức rước sách và bốc cầu, đả cầu, cũng vì thế mà người ta gọi hội này là hội đả cầu.

Vào ngày mồng tám tháng giêng, dân cho đóng kiệu ở đình rồi tổ chức các tổ vào hội.

Sáng ngày mồng chín, dân làng tổ chức rước sắc từ nghè lên đình. ở Lương Phong xưa có lệ: Mỗi năm giáo sắc cho từng thôn, từng xóm lưu giữ ở nghè thôn, mỗi thôn giữ một năm: khi thôn đương cai tổ chức rước sắc lên đình thì các thôn khác đều tham gia. Sau đó dân làng lại về nhà thờ họ Trần ở thôn Chấp rước nồi hương thờ Trần quận công lên đình thờ. lễ rước này cũng có kiệu và đồ nghi trượng long trọng như rước sắc. nồi hương này đặt ở bên phải đình, sau đó dân thôn tổ chức tế lễ, chèo hát nghiêm trang, vui vẻ. Trong ngày này họ Trần cũng cử người đại diện lên đình cùng với cụ từ và ban tổ chức trông nom việc đèn hương tế lễ. Những thành viên khác trong gia tộc cũng tham gia như những người trong làng xã.  Sáng hôm sau, mồng 10 tháng giêng dân làng tổ chức bốc cầu.

Cầu bốc là loại cầu nhỏ, bằng gỗ, có đường kính khoảng 40 cm khi chơi cầu chia làm hai phe: Phe bên Đông và phe bên Đoài. Cai đám bưng cầu ra giữa sân để gieo cầu, trước khi gieo cầu ông nói vài câu mong mùa màng tươi tốt. Quả cầu gieo xuống khỏi tay cai đám thì hai bên xông vào tranh cầu đem cầu bỏ vào lỗ cầu bên kia, nếu bỏ được thì thắng. Chơi bốc cầu chỉ dùng tay tranh cầu chứ không có dụng cụ.

Đả cầu cũng gọi là cầu phết, hay đánh phết. Cầu phết to hơn cầu bốc, cầu cũng đẽo bằng gỗ, tròn có đường kính khoảng 60 cm. khi ông đám gieo cầu, chia bên mỗi người có một cái phết bằng tre để đá cầu. Phết cầu là dùng chiếc cù nèo khèo cầu. Đầu cù nèo là đoạn củ tre cong để đẩy, khèo cầu về hết sân đối phương, nếu đẩy được là thắng.

Chỉ huy cuộc chơi, mỗi bên có ba người, một người cầm cờ sai là chỉ huy chính, một người cầm cồng và một người cầm lệnh; hai người cầm cồng, cầm lệnh đứng bên ngoài gõ động viên, thôi thúc cuộc chơi.

Sau cuộc đả cầu thì hội vật bắt đầu. Sới vật mở ra có giải, ai tham gia đều được cả. Luật chơi ở đây là qua vật lèo rồi sẽ vào vật giải. Đô nào “ túc ki địa”  hoặc “ lấm lưng trắng bụng” là thua.

Xong hội vật lại tế lễ, rồi hạ lễ để kết thúc hội lệ. Bánh dày của 8 giáp được hạ xuống để thi, lấy giải. Cỗ nào nhất thì dân xã mang biếu nhà thờ họ Trần. Cụ nào cao tuổi nhất làng được biếu một miếng bánh dầy. Các cụ khác cùng tham gia thì ngả cỗ ra ăn và chia phần cho con cháu. Cỗ bánh dày to nhất đoạt giải nhất làng thưởng bằng trầu cau.

Cỗ dân mang về nhà thờ họ Trần thì họ chia cho con cháu trong gia tộc. Phần còn lại thì nhà ông trưởng họ được hưởng cả.

Xã Lương Phong ngày nay bao gồm ba xã cũ là xã Sơn Quả, Thiện Mĩ và Lương Phong. Tuy hợp ba xã cũ thành một xã mới nhưng các nơi cứ gọi chung cho cả ba xã là vùng Gió- Lương Phong. Đó cũng là vùng đất đẹp và có những phong tục đẹp.

Cinet tổng hợp

 

Bài viết Liên quan

Những nhà hàng có không gian đẹp nhất ở Sài Gòn
ẨM THỰC

Những nhà hàng có không gian đẹp nhất ở Sài Gòn

by Redbrick_Heritage
30 Tháng Mười, 2021
26
Danh sách những quán ăn hàn quốc ngon nhất tại Đắk Lắk
ẨM THỰC

Danh sách những quán ăn hàn quốc ngon nhất tại Đắk Lắk

by Redbrick_Heritage
7 Tháng Mười, 2021
6
Buffet sushi tại Sài Gòn
ẨM THỰC

Buffet sushi tại Sài Gòn

by Redbrick_Heritage
7 Tháng Mười, 2021
5
buffet chay ngon nhất Sài Gòn – Buffet chay 50k
ẨM THỰC

buffet chay ngon nhất Sài Gòn – Buffet chay 50k

by Redbrick_Heritage
7 Tháng Mười, 2021
6
địa chỉ ăn tôm hùm ở hà nội
ẨM THỰC

địa chỉ ăn tôm hùm ở hà nội

by Redbrick_Heritage
7 Tháng Mười, 2021
3
Quán ăn nào ngon ở Phú Quốc khi du lịch tại đây
ẨM THỰC

Quán ăn nào ngon ở Phú Quốc khi du lịch tại đây

by Redbrick_Heritage
7 Tháng Mười, 2021
0
các món ăn vặt ngon mùa đông ở hà nội
ẨM THỰC

các món ăn vặt ngon mùa đông ở hà nội

by Redbrick_Heritage
7 Tháng Mười, 2021
1
Load More

Dòng thông tin - RSS NGHE

  • Giới thiệu Gò Đống Đa (Hà Nội)
  • Giới thiệu quần thể Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội)
  • Giới thiệu đền Kim Liên (Cao Sơn) - Đống Đa - Hà Nội
  • Giới thiệu Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
  • Giới thiệu Thống đồng thời Trần (Quảng Ninh), Bảo Vật Quốc Gia Việt Nam

Bài mới

Những nhà hàng có không gian đẹp nhất ở Sài Gòn

Những nhà hàng có không gian đẹp nhất ở Sài Gòn

30 Tháng Mười, 2021
Danh sách những quán ăn hàn quốc ngon nhất tại Đắk Lắk

Danh sách những quán ăn hàn quốc ngon nhất tại Đắk Lắk

7 Tháng Mười, 2021
Buffet sushi tại Sài Gòn

Buffet sushi tại Sài Gòn

7 Tháng Mười, 2021
buffet chay ngon nhất Sài Gòn – Buffet chay 50k

buffet chay ngon nhất Sài Gòn – Buffet chay 50k

7 Tháng Mười, 2021

Xem nhiều

  • Tìm hiểu về Chùa Bà Già

    Tìm hiểu về Chùa Bà Già

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Khu di tích lịch sử Chiến thắng Xương Giang – Bắc Giang

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bảo Vật Quốc Gia tượng Phật Bà Quan Âm chùa Hội Hạ

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ đền Cự Linh, Hà Nội

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Hướng dẫn chinh phục núi Lảo Thẩn (Lào Cai) – nóc nhà săn mây Y Tý

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Dự án Di sản Kết nối sử dụng các hướng tiếp cận sáng tạo nhằm giúp các cộng đồng khác nhau đóng góp và hưởng lợi từ sự bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể, qua đó đem lại sự phát triển bền vững và rộng khắp trong các ngành di sản.

  • TIN TỨC
  • ĐIỂM ĐẾN
  • DI TÍCH
  • LỄ HỘI
  • ẨM THỰC
  • LÀNG NGHỀ
  • LIÊN HỆ

© 2021 Redbrick Heritage - Chung tay kết nối miền di sản | Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm .

No Result
View All Result
  • TIN TỨC
  • ĐIỂM ĐẾN
    • TRẢI NGHIỆM
    • CẨM NANG DU LICH
  • DI TÍCH
    • ĐÌNH LÀNG
    • CHÙA
    • ĐỀN
    • BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
  • LỄ HỘI
  • ẨM THỰC
  • LÀNG NGHỀ
  • LIÊN HỆ

© 2021 Redbrick Heritage - Chung tay kết nối miền di sản | Website đang trong quá trình chạy thử nghiệm .

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist